Chẩn đoán và các đặc điểm lâm sàng Chán_ăn_tâm_thần

Các tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh chán ăn tâm thần thường dùng bắt nguồn từ Tài liệu Thống kê, Chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ về các Rối loạn Tinh thần (DSM-IV-TR) và Tài liệu Phân loại Bệnh tật Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10).

Mặc dù các kiểm tra sinh lý có thể giúp chẩn đoán biếng ăn tâm lý nhưng khi chẩn đoán thực sự thì thường cần kết hợp với các biểu hiện hành vi, niềm tin và các biểu hiện ra bên ngoài cơ thể của bệnh nhân. Chẩn đoán chán ăn tâm thần được thực hiện bởi nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ tâm lý hoặc các y sĩ lâm sàng đủ tiêu chuẩn khác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cho chứng chán ăn tâm thần theo ICD-10 được trình bày đầy đủ ở liên kết này liên kết này còn theo DSM-IV-TR thì ở đây.

Bảng so sánh:

DSM-IVICD-10
  • Không muốn duy trì cân nặng bình thường hoặc chỉ có cân nặng trên tối thiểu một chút so với tuổi và chiều cao (ví dụ: mong muốn duy trì cân nặng thấp hoặc quá trình phát triển thể chất bất thường dẫn đến cân nặng thấp hơn 85% so với chuẩn).
  • Thể hiện sự sợ hãi mãnh liệt đối với việc tăng cân hoặc trở lên béo phì.
  • Đã từng có những rối loạn về trọng lượng hoặc ngoại hình, bị phụ thuộc quá nhiều vào cân nặng và ngoại hình ra sao trong việc tự đánh giá bản thân, phủ nhận những nguy hiểm trong việc duy trì cân nặng thấp.
  • Không có kinh trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp (sự mất kinh) đối với phụ nữ chưa đến thời kỳ mãn kinh.
  • Theo đó thì các cá nhân có chủ tâm giảm cân hoặc duy trì trọng lượng thấp (tránh ăn các thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, nôn mửa, làm trống dạ dày, tập thể dục quá mức, lạm dụng thuốc làm giảm thèm ăn và lợi tiểu).
  • Có những biểu hiện sinh lý gồm có tăng rối loạn nội tiết (endocrine) trong đó có vùng hạ đồi-tuyến yên, tuyến sinh dục (gonadal) và thể hiện rõ ở nữ giới như là sự mất kinh và ở nam giới làm giảm khả năng ham muốn cũng như cương cứng. Có thể tăng mức cortisol, xáo trộn sự trao đổi chất của hóc môn tuyến giáp và bất thường trong việc tiết insulin.
  • Nếu xảy ra trước thời điểm dậy thì nó làm chậm sự phát triển thể chất.

Thêm vào đó DSM-IV-TR còn chia thêm hai dạng con nữa:

  • Dạng hạn chế: Trong suốt giai đoạn mắc bệnh chán ăn tâm thần người bệnh không thường xuyên có các hành vi ăn quá nhiều hoặc làm trống dạ dày, tên đầy đủ của bệnh là chán ăn tâm thần dạng hạn chế.
  • Dạng ăn nhiều hoặc dạng tẩy rửa: Trong thời gian mắc chứng chán ăn tâm thần người bệnh thường có hành vi ăn quá nhiều hoặc làm trống dạ dày (có nghĩa là cố tình nôn mửa, tập thể dục quá nặng, lạm dụng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, rửa ruột). Tên đầy đủ của bệnh là chán ăn tâm thần dạng ăn nhiều (tẩy rửa).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chán_ăn_tâm_thần http://www.behavenet.com/capsules/disorders/anorex... http://www.diseasesdatabase.com/ddb749.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic34.htm http://www.emedicine.com/med/topic144.htm http://www.emedicine.com/ped/TOPIC115.HTM http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=307.... http://www.ingentaconnect.com/content/jws/erv/2005... http://www.mediafire.com/file/zmyjynyiywd/Canbangt... http://www.time.com/time/health/article/0,8599,169... http://www3.interscience.wiley.com/journal/1124133...